Chia sẻ kinh nghiệm thanh lý đồ cũ và định giá đồ cũ
Kinh nghiệm định giá khi thanh lý đồ cũ
Nói là đồ cũ nhưng bản chất chúng là những đồ dùng còn mới còn tốt. Vì ít sử dụng hay thậm chí không sử dụng nên người chủ thường có xu hướng thanh lý để tiết kiệm. Chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì thanh lý giúp người chủ thu hồi lại vốn. Ngoài ra, tiết kiệm được không gian ở là điều cần thiết với một xã hội có dân số ngày càng gia tăng. Sau đây là những điều bạn nên làm để món đồ thanh lý của mình được bán với giá tốt:
Vệ sinh, kiểm tra và sửa chữa
Một điều chắc chắn rằng con người luôn bị thu hút bởi vẻ bề ngoài. Một món hàng sạch sẽ thường dễ dàng bán và có giá cạnh tranh hơn cả. Bạn nên đánh bóng, lau dọn các vết bẩn hoặc có thể sơn lại để chúng mới hơn,
Bạn hãy kiểm tra độ bền, độ chống nước, chống ẩm của đồ gỗ và cả những món bằng kim loại. Nắm rõ các khuyết điểm của đồ vật bạn có thể thương lượng dễ dàng với người mua.
Tham khảo giá cả sản phẩm tương tự trên thị trường
Trước khi định giá đồ cũ thì bạn nên lên mạng để kiếm một vài sản phẩm có mẫu mã tương tự. Chẳng hạn như một chiếc ghế sofa lớn có vải sọc thường sẽ bán với giá thấp hơn loại ghế trơn. Bạn có thể truy cập tham khảo giá ở một số trang mua bán online như Ebay, Chotot,… Tham khảo giá tại những nơi thu mua đồ cũ đó sẽ cho bạn biết cách định giá tốt.
Định giá hàng thanh lý đồ cũ
Hàng thanh lý và nhất là đồ nội thất được thanh lý sẽ có nhiều mức giá khác nhau. Thời gian sử dụng là yếu tố quyết định rất lớn đến những món đồ. Cách dễ dàng định giá nhất là bạn sẽ giảm 20% giá mà bạn đã mua. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh giá cả dựa trên nhiều yếu tố khách quan khác.
Ví dụ bạn đã mua một đôi giày $500 cách đây 7 năm và giờ bạn muốn thanh lý thì bạn có thể thực hiện cách tính sau: Nếu giày còn tốt và không cũ thì bạn bán 80% giá tiền hàng lúc mua. Sau đó bạn nhân $500 với 80% hoặc 0.8 thì sẽ là $500×0.8=400. Như vậy $400 sẽ là giá cơ bản cho đôi giày.
So sánh tình trạng sản phẩm hiện tại so với lúc ban đầu
Bạn phải biết được khi nào bạn cần giảm giá món hàng 20%, khi nào thì cần giảm 30% hoặc nhiều hơn thế? Yếu tố quan trọng nhất chính là trình trạng khi thanh lý của sản phẩm. Đồ còn mới không bị hư hại gì thì giảm 20% là hợp lý. Còn nếu sản phẩm hư hại về bề ngoài hay thậm chí bên trong thì bạn sẽ giảm 30% hoặc nhiều hơn. Tóm lại, bạn sử dụng món đồ càng lâu thì giá cả thanh lý sẽ càng thấp.
Trừ 5% tương ứng với số năm đã sử dụng
Một cái bàn 10 năm chỉ bán được 50% giá tiền so với ban đầu. Xe hơi và nhà cửa đều cũng sẽ giảm giá trị ứng với tuổi của chúng. Trừ khi những món đồ đó là hàng cao cấp và bền hoặc những đồ cổ chất lượng tốt thì giá bán sẽ cao theo số tuổi của chúng.
Hình ảnh sản phẩm thanh lý rõ ràng
Cung cấp hình ảnh cùng với thông tin chi tiết về sản phẩm thanh lý giúp bên mua và bán tiết kiệm thời gian. Hình ảnh bạn cung cấp cần rõ ràng và tạo cho người mua có cái nhìn thiện cảm. Đặc biệt, hình ảnh phải chính xác thực tế với sản phẩm mà bạn thanh lý.
Các thông tin như nguồn gốc, xuất xứ, ưu điểm, nhược điểm, công dụng, trình trạng sử dụng, thời hạn bảo hành, thời gian sử dụng,… bạn cần phải cho khách hàng được biết chi tiết. Như vậy, người bán sẽ tin tưởng và sẽ dễ đồng ý mua với giá cả hợp lý cho đôi bên.
Sẵn sàng trao đổi, thương lượng giá cả
Bạn cần có chuẩn bị trước khi thương lượng để có được giá tốt nhất. Có sẵn chiến lược trước khi mặc cả với khách hàng là cách tốt để được giá hời:
- Giá thấp nhất: Xác định giá thấp nhất mà bạn có thể bán để không phải suy nghĩ ngay tại thời điểm bán sản phẩm.
- Giá mong muốn: Mức giá mà bạn sẽ chấp nhận bán ngay lập tức sau khi đã định giá dựa trên giá trị của món đồ cần thanh lý.
- Giá yêu cầu: Giống với giá mong muốn nhưng sẽ cao hơn một chút. Bởi ai cũng sẽ muốn có một chút lợi nhuận hoặc hoàn số vốn với giá hợp lý.
- Chi phí vận chuyển: Đã bao gồm trong giá cả sản phẩm chưa? Người bán hay người mua sẽ chịu chi phí vận chuyển cần được thỏa thuận cụ thể.
Kinh nghiệm khi mua thanh lý đồ cũ
Tương tự khi định giá thanh lý đồ cũ thì việc bạn mua đồ thanh lý cũng cần phải có tính toán. Bởi người sử dụng sẽ là mình nên cần kỹ càng xem xét và chọn lựa sản phẩm.
Tham khảo giá sản phẩm trên nhiều sàn mua bán
Trước khi đi mua đồ thanh lý việc tham khảo giá sản phẩm là điều đầu tiên bạn cần làm. Trừ khi bạn là một chuyên gia định giá thì điều này hiển nhiên dư thừa. Bạn nên so sánh từ 4 đến 5 sản phẩm tương tự để ghi chú giá cả chênh lệch. Hàng thanh lý sẽ rẻ hơn khoảng ½ cho đến ¾ giá tiền hàng mới và dao động tùy vào tình trạng của từng sản phẩm.
Hỏi kỹ các thông tin quan trọng về sản phẩm
Thời hạn đã sử dụng của sản phẩm? Sản phẩm đã qua bao nhiêu lần sửa chữa hay thời hạn bảo hành còn áp dụng hay không? Nhiều thông tin quan trọng khác bạn cần ghi chú lại để hỏi người bán thanh lý đồ cũ.
Hiện có nguồn hàng lớn là hàng thanh lý gia đình và hàng thanh lý công ty. Thường hàng thanh lý công ty sẽ thường còn mới hơn và chất lượng cũng cao hơn. Chúng đa số từ các công ty phá sản hoặc cần thiết kế lại văn phòng. Ngoài ra, nguồn hàng tồn kho và lỗi nhẹ nên nhiều người tin mua hơn hàng thanh lý gia đình.
Kiểm tra độ bền chắc khi mua thanh lý đồ cũ
Bạn kiểm tra để đảm bảo các mối nối phải chặt, khít và không bị lung lay. Nhất là ghế sofa hay giường thì cần phải chịu được cân nặng lớn nhất định. Giá cả sản phẩm giữ nguyên hay bớt đi là nhờ vào khả năng nhận biết của bạn.
Xác định giá mà bạn sẵn sàng trả khi chọn thanh lý đồ cũ
Mỗi sản phẩm trước khi đến tay bạn đã được người bán kiểm định. Song đôi khi người bán cũng sẽ lấp ló một vài khuyết điểm. Nếu bạn thực sự thích món đồ nhưng giá cao bạn có thể trả giá và nói lên mong muốn với người bán. Dựa trên những yếu tố sau để sở hữu món đồ thanh lý chất lượng với giá tốt:
- Xác định giá cao nhất mà bạn có thể trả và rút lui khi giá quá cao so với kinh tế cũng như giá trị sản phẩm mang lại.
- Làm rõ mức giá mong muốn của người mua với người bán để dễ dàng trao đổi. Vì người bán biết rõ giá trị thật sự nên bạn có thể thật lòng trình bày mức giá bạn muốn.
- Linh hoạt trong việc thương lượng và nhất định không nên chi quá nhiều so với mức giá đã định.
Chi phí vận chuyển và bên vận chuyển
Chi phí vận chuyển đã bao gồm trong sản phẩm hay chưa là điều bạn cần hỏi cuối cùng. Khi đó, nếu bạn cảm thấy hợp lý thì có thể mua hoặc tiếp tục thương lượng. Việc bên nào sẽ là người chi trả phí vận chuyển và nhận việc vận chuyển cần thỏa thuận rõ ràng. Bởi quá trình này cũng tốn chi phí và công sức đáng kể.